CHIA SẺ

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

KẾT HỢP CÂY TRÔM TRỒNG TIÊU MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO NHÀ VƯỜN

Cặp cây trồng Nông Lâm kết hợp Trôm lấy mủ và Hồ Tiêu thời gian gần đây được bà con nhà vườn đặc biệt quan tâm và đầu tư trồng. Bởi bà con nhà vườn nhận thấy rằng trải qua bao thăng trầm biến động của thị trường như Cây Ăn Quả được mùa thì mất giá, Cây Cao Su cho năng suất kém…nhưng giá của Tiêu thì vẫn rất ổn định, mủ của Trôm mang lại giá trị kinh tế cao.


Cây Trồng Nông Lâm

Trôm lấy mủ kết hợp với Hồ Tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao

Đến với vùng đất Tây nguyên bạn sẽ thấy một sự thay đổi hoàn toàn. Trước kia bà con nơi đây thường dùng những cây gỗ chết, hoặc trụ bê tông, gạch làm trụ cho Tiêu. Gần đây bà con trồng Tiêu đã chuyển sang trụ sống là những cây như Muồng, Vông… Bà con đặc biệt yên tâm với một loại cây vừa đảm bảo chức năng “làm trụ” vừa đem thêm nguồn thu nhập khác nữa cho bà con, đó là Cây Trôm lấy mủ. Bà con vừa có thể trồng Cây Trôm làm trụ tiêu vừa có thể khai thác những giá trị kinh tế khác.

Thông thường, bà con sẽ trồng Cây Trôm trước từ 1-2 năm rồi mới trồng Tiêu. Trôm có thân thẳng và xù xì, Tiêu đeo bám rất hợp, ít cành ngang, thuận tiện cho việc rong tỉa. Cây Tiêu leo bám bà con điều chỉnh hướng leo của ngọn Tiêu để chừa ra những khoảng trống cạnh khoảng 4-5cm trên Cây Trôm để sau này có thể khai thác mủ.


Trôm lấy mủ kết hợp với Hồ Tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mỗi ha đất có thể trồng khoảng 1.000 Cây Trôm. Cây phát triển đến năm thứ 6 thì cho thu hoạch. Với giá hiện tại là 180.000 – 200.000 mỗi kg, một ha Trôm cho thu nhập 80 – 100 triệu đồng mỗi năm. Cây Trôm trồng một lần, chăm sóc tốt có thể khai thác lâu dài.

Lợi nhuận kép lúc này đó là vườn Hồ Tiêu của bà con cũng đã cho thu hoạch. Vì thế mô hình trồng Trôm kết hợp Tiêu được cho là mô hình kết hợp hoàn hảo mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn.

Hạn chế cần lưu ý khi trồng kết hợp Trôm làm trụ sống cho Tiêu

Bên cạnh những lợi ích đáng ngờ mà Cây Trôm mang lại cho vườn Tiêu thì cũng cần chú ý đến mặt bất cập. Để giúp hai loại cây này sinh trưởng và phát triển, cho năng suất tốt, à con cần chú ý thường xuyên xịt thuốc để phòng trừ sâu đục thân và các loại côn trùng hút nhựa cây tấn công. Rễ Trôm lấy mủ nhiều rễ ngang và khá lớn, dẫn đến tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng với Tiêu và khó xử lý. Vì thế, bà con cần có chế độ dinh dưỡng chăm sóc khoa học cho cây để cây đảm bảo dinh dưỡng phát triển và cho lượng hạt, lượng mủ tốt nhất.


Hạn chế cần lưu ý khi trồng kết hợp Trôm làm trụ sống cho Tiêu

Tùy vào điều kiện đất đai, địa hình một số nơi Cây Trôm ít thích hợp nên chậm lớn, phát triển chiều cao rất chậm vì thế cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển của Tiêu. Tốn công sức cho bà con phải chuẩn bị thêm những loại trụ khác.